Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ

Thứ ba - 14/11/2023 09:37 763 0
Ngày 11/7/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW “về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ” thay thế cho Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị.
Quy định 114 gồm có 05 chương và 16 Điều. Trong đó xác định rõ: Phạm vi điều chỉnh về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý vi phạm; đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và có liên quan trong công tác cán bộ. Quy định cụ thể hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ gồm: Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi chạy chức, chạy quyền; các hành vi tiêu cực khác; Quy định về trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ đối với: Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; người đứng đầu các cơ quan tham mưu; cán bộ tham mưu; nhân sự; trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Quy định về: Xử lý trách nhiệm khi vi phạm kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ…

Đáng chú ý về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị: Quy định 114 được bổ sung, sửa đổi theo hướng tăng cường phòng ngừa, kiểm soát việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ, trách nhiệm cụ thể: “Lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ quan tham mưu, cơ quan cấp dưới và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý; chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm; nắm tình hình, dư luận cán bộ, đảng viên và Nhân dân, kịp thời xem xét, giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả công tác cán bộ. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ, bảo đảm chủ trương, nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, sát với thực tiễn địa bàn, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng khâu của công tác cán bộ, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch. Bảo vệ, khen thưởng kịp thời cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm trong công tác cán bộ. Xử lý nghiêm người lợi dụng Quy định này để tố cáo, lan truyền thông tin sai sự thật nhằm hạ uy tín người khác. Chuyển đổi vị trí công tác, địa bàn, lĩnh vực đối với cán bộ tham mưu, theo dõi, phụ trách công tác cán bộ vi phạm kỷ luật, có dư luận xấu hoặc khi cần thiết”. Đặc biệt, tại Khoản 5, Điều 6 Quy định 114 quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan gồm: “Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương”. Theo đó, tại Điều 2, Quy định 114 đã giải thích: Người có quan hệ gia đình là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của Pháp luật.

Bên cạnh đó, Quy định 114 cũng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo của địa phương, cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát và hằng năm báo cáo cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện; Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo dõi, đôn đốc việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, đồng thời chỉ đạo ủy ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định và xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm.

Tác giả bài viết: Hồ Thanh Định - UBKT ĐUK

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay158
  • Tháng hiện tại28,465
  • Tổng lượt truy cập592,556
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây